Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Phố Wall có tuần tệ nhất từ khủng hoảng 2008

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 357,28 điểm, tương đương hơn 1%, xuống 25.409 điểm. Nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn trong Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm. S&P 500 giảm 0,8% còn Nasdaq Composite gần như đi ngang dù trước đó có thời điểm giảm tới 3,5% trong phiên.

Tính chung cả tuần, chỉ số Dow Jones giảm hơn 12% - mức giảm theo tuần cao nhất kể từ năm 2008. Trên cơ sở điểm số, chỉ số này đã mất hơn 3.500 điểm, giảm hơn 14% so ngưỡng kỷ lục xác lập ngày 12/2.

S&P 500 cũng mất 11,5% trong tuần, cũng xác lập tuần tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng. Trong khi đó, Nasdaq Composite giảm 10,5% trong tuần này và thấp hơn gần 13% so với mức cao kỷ lục.

Biến động chỉ số Dow Jones trên một màn hình tại sàn chứng khoán New York ngày 28/2. Ảnh: Reuters

Biến động chỉ số Dow Jones trên một màn hình tại sàn chứng khoán New York ngày 28/2. Ảnh: Reuters

Với sắc đỏ lan rộng trong tuần, giá trị vốn hóa trong S&P 500 đã sụt giảm gần 3.200 tỷ USD. So với mức đỉnh ngày 19/2, quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi gần 3.580 tỷ USD.

"Lý do thị trường rơi nhanh là trước đó đà tăng quá cao", Liz Ann Sonders, chiến lược gia đầu tư tại Charles Schwab, cho biết. "Các quỹ phòng hộ, giao dịch thuật toán đã vào ngưỡng bán".

Một cam kết của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối ngày thứ sáu đã trấn an tâm lý nhà đầu tư, làm giảm bớt mức độ thiệt hại của thị trường. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, ngân hàng trung ương sẽ có những hành động thích hợp để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát.

"Những gì chúng ta có ngay dịch vụ biên dịch bây giờ là một nỗi lo đang tăng cao về ảnh hưởng của dịch bệnh tới kinh tế toàn cầu, điều đó đã khiến các chuỗi cung ứng phức tạp bị đình trệ", Art Hogan, chiến lược gia trưởng tại National Securities, cho biết.

Chứng khoán chịu áp lực trong phiên cuối tuần một phần cũng vì các nhà đầu tư tìm cách tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro và tìm tới những kênh đầu tư an toàn hơn. Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ đạt xác lập mức thấp kỷ lục mới tại 1,14%.

Boeing và JPMorgan Chase là những cổ phiếu giảm mạnh nhất trong Dow Jones, đều mất trên 4%. Apple tiếp tục giảm 0,1%, bước chân vào "thị trường con gấu" - khi cổ phiếu đã giảm quá 20% kể từ mức đỉnh.

Chỉ số biến động CBOR, thước đo nỗi sợ hãi trên phố Wall, đã lên mức 49,48, mức cao nhất kể từ tháng 2/2018, trước khi lùi về ngưỡng 40 vào cuối phiên.

Minh Sơn ( theo CNBC )

4 ngày cắt tóc 1 lần: Các giai đừng "đu trend" tóc Park Sae Ro Yi nữa vì chính chủ cũng đang khốn khổ vì nó đây này!

Rất nhanh sau khi "Crash Landing On You" kết thúc, các mọt phim đã lại được dịp hú hét vì một bộ drama nữa cũng chất không kém, cuốn không kém: "Itaewon Class". Thành công của bộ phim này, không chỉ một lần nữa đẩy tên tuổi của Park Seo Joon lên thêm một tầng cao mới (dù vốn dĩ vị thế của anh cũng cao lắm rồi ạ). Không dừng lại ở đó, kiểu tóc đơn giản, siêu nam tính của nhân vật Park Sae Ro Yi hiện cũng là kiểu tóc mà dân tình đang lũ lượt học tập theo. 

Nhưng các anh em ơi, xin đừng "đu trend" nữa, vì chính Park Seo Joon cũng đang khốn khổ vì kiểu tóc tưởng như rất cool ngầu này đấy!!!

Nói có sách, mách có chứng, trong buổi họp báo ngày hôm qua, chính Park Seo Joon cũng phải "kêu trời" vì chuyện tóc tai. Nguyên văn tâm sự của anh đẹp trai là đây:

4 ngày cắt tóc 1 lần: Các giai đừng đu trend tóc Park Sae Ro Yi nữa vì chính chủ cũng đang khốn khổ vì nó đây này! - Ảnh 2.

"Ôi em đã gắn bó với kiểu tóc này được 6 tháng rồi đó. Cứ 4 ngày em lại phải tới tiệm để cắt lại 1 lần, mỗi lần như vậy, em lại ráng nghĩ đến nhiệt huyết của Park Sae Ro Yi để cố gắng thôi.

Ban đầu, em không nghĩ mọi người sẽ thích kiểu tóc này nhưng thực tế thì ngược lại. Em nghe nói dạo này nó cũng khiến các nhà dịch vụ biên dịch tạo mẫu tóc cũng phải đau đầu đấy. Nhưng mọi người ơi, nếu có thể thì đừng nên cắt tóc giống em nhé, kiểu này tốn rất nhiều công chăm sóc đấy. Tốt nhất là tránh đi cho lành ạ."

Chính chủ giãi bày xong rồi, giờ thì các anh em còn muốn thử cắt nữa không ạ??

Thăm dò ý kiến

Bạn có muốn thử cắt tóc Park Sae Ro Yi không?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

HLV Park Hang-seo tự cách ly 14 ngày, không ra khỏi khuôn viên VFF

HLV Park Hang-seo và vợ đã từ Hàn Quốc trở về Việt Nam vào ngày 23/02 vừa qua. Sau đó, đã có rất nhiều tranh cãi quanh việc liệu ông có phải cách ly để phòng tránh những nguy cơ lây lan dịch Covid-19 hay không? Theo tiết lộ của trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa trên trang cá nhân, HLV trưởng đội tuyển Việt Nam đã quyết định tự giác các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Cụ thể, ông Park và vợ tự cách ly tại nhà trong 14 ngày. Ông hạn chế tiếp xúc với người khác và chỉ sinh hoạt tại nhà riêng được đặt khuôn viên của trụ sở Liên đoàn bóng đá Việt Nam cũng như trung tâm đào tạo trẻ.

"Thời buổi Corona, HLV Park cũng tự nguyện cách ly với những người còn lại. Ông hạn chế di chuyển và chụp hình với người khác. Không tiếp xúc và chỉ khi bắt buộc thì mới thực hiện các công việc khác. Vợ chồng ông và các trợ lý tuân thủ đầy đủ các quy định của cơ quan y tế Hà Nội và hợp tác đầy đủ với mọi yêu cầu của họ. Chỉ được phép di chuyển khi được phép của họ, mặc dù ông đang đếm từng ngày để được phép đi ra ngoài làm bao nhiêu kế hoạch", ông Khoa chia sẻ.

HLV Park Hang-seo tự cách ly 14 ngày, không ra khỏi khuôn viên VFF - Ảnh 1.

HLV Park Hang-seo gần như chỉ ở nhà nếu không có việc đặc biệt.

HLV Park Hang-seo tự cách ly 14 ngày, không ra khỏi khuôn viên VFF - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, vị trợ lý này cũng chia sẻ về những điều mà ông trao đổi với HLV Park, rằng khi có người xin chụp ảnh thì ông Park làm thế nào. Vị chiến lược gia này hài hước nói rằng chắc người ta còn chạy ra xa ấy chứ.

"Hỏi ông ông đang tuân thủ đầy đủ qui định đấy chứ, ông nói tao luôn đang hợp tác đầy đủ thật, chứ không phải chỉ hình thức đâu nha. Hỏi đùa ông thế dạo này có ai xin chụp hình không? Ông cũng đùa lại : Họ thấy tao họ chạy mất dép thì có, có ai chụp với tao đâu. Hoan nghênh đại ca nha", trợ lý HLV Park Hang-seo kể lại.

Từ ngày trở về Việt Nam, các phóng viên cũng chỉ ghi được những hình ảnh khi ông Park đi dạo quanh nhà hoặc tới nơi họp với lãnh đạo VFF.

HLV Park Hang-seo vội vã về nhà sau khi mất 1 tiếng kiểm tra y tế tại sân bay Nội Bài. Thực hiện: GN

dịch vụ biên dịch

Linh Ngọc Đàm quyết định “lột xác” theo style nữ điên Itaewon sau khi chia tay bạn trai, còn đăng story buồn bã dù dặn fan đừng buồn

Thuộc top những streamer nữ hot nhất hiện nay, Linh Ngọc Đàm luôn nhận được sự quan tâm đông đảo từ dân mạng. Điều này lý giải cho con số 1,1 triệu người follow trên Instagram và hơn 1,7 triệu người subscribe dịch vụ biên dịch trên YouTube của cô nàng. Nhất cử nhất động đều được chú ý, chuyện tình cảm cũng không ngoại lệ.

Mới đây, hot streamer công khai chia tay bạn trai lâu năm tên Bụt. Ai nấy đều hụt hẫng vì couple siêu cấp đáng yêu này được rất nhiều fan yêu thích mỗi khi xuất hiện trên vlog. Dù vậy, Linh Ngọc Đàm thoải mái cho biết: "Thật sự chúng mình không buồn nên mọi người cũng đừng buồn nha. Tụi mình vẫn là huynh đệ tình thâm nên mọi người thấy xuất hiện chung với nhau chuyện bình thường. Mong là các bạn vẫn yêu quý hai tụi mình và nhớ là sau này 2 đứa có bồ mới thì cũng yêu luôn bồ mới của tụi mình nha".

Khoảnh khắc hạnh phúc ngày còn yêu nhau của Linh Ngọc Đàm và bạn trai.

Quyết định "lột xác" sau khi chia tay bạn trai đã đưa cuộc đời cô sang một trang mới. Có thể tóm gọn trong một từ: nổi loạn.

Chưa gì Linh đã thả thính: "Cut tóc giống chị đẹp IQ 160 nhưng tui còn chưa tìm được ông chủ của đời mình"

Hỏi ra mới biết, vì đang ghiền Itaewon class nên nữ streamer mới đổi style giống "nữ điên" IQ 160. Nhưng còn story mới thì sao? Đại khái là quote yêu đương, nhìn vào cũng thấy cô nàng đang có rất nhiều tâm sự đây.

Linh Ngọc Đàm quyết định “lột xác” theo style nữ điên Itaewon sau khi chia tay bạn trai, còn đăng story buồn bã dù dặn fan đừng buồn - Ảnh 3.

Story mới khiến nhiều người hoang mang.

Thôi thì chuyện cũng đã rồi, Linh Ngọc Đàm đừng buồn nữa nhé!

Kết hợp 2 món ăn sáng kinh điển của nhiều người, ngờ đâu lại khiến dân tình "khóc thét"

Có thể nói, mì tôm là một món ăn sáng huyền thoại của rất nhiều thế hệ, đặc biệt là hội 8x, 9x. Khi đó, do điều kiện chưa được như bây giờ, mỗi sáng trước khi đi học, đi làm chỉ úp nhanh một bát mì tôm để ăn sáng, như thế là cũng ấm lòng lắm rồi! 

Bên cạnh mì tôm, nếu nói về món ăn sáng kinh điển những ngày sau Tết, thì ấy chính là... bánh chưng. Đúng thế! Vì sau Tết bánh chưng còn rất nhiều nên mỗi nhà đều huy động con cái cháu chắt ăn thật nhiệt tình cho hết hơn chục cái bánh chưng đã gói cho Tết vừa rồi. Thông thường, đa số mọi người sẽ rán bánh chưng để ăn sáng. Thế nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng sẽ kết hợp với một món ăn kinh điển khác.

Ví dụ như mì tôm.

Ví dụ như thế này...

Kết hợp 2 món ăn sáng kinh điển của nhiều người, ngờ đâu lại khiến dân tình khóc thét - Ảnh 1.

(Ảnh: Ngoa Food).

Dù đều là những món ăn đã rất quen thuộc, thậm chí còn được coi là huyền thoại, thế nhưng khi kết hợp với nhau thì quả thật lại không hề liên quan. Nhiều người dịch vụ biên dịch còn tỏ ra sửng sốt với màn kết hợp có 1-0-2 này!

- K. Linh: Xin lỗi nhưng em nhìn em thấy hơi sợ á!

- A. Anh: Nhìn chắc dạ phết nhỉ, no đến chiều.

- M. Quyên: Các bạn nghĩ sao về mì cay trộn với khoai tây luộc.

- N. Huyền: Đừng bao giờ bỏ bữa sáng của bạn nhé!

- N. A: Khi bạn ăn mì gói thèm topping nhưng nhà chỉ còn bánh chưng à? 

Còn bạn, bạn nghĩ sao về việc kết hợp 2 món ăn sáng kinh điển của rất nhiều thế hệ này? 

Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về mì tôm kết hợp với bánh chưng?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Huỳnh Nga - bậc thầy đạo diễn cải lương

NSND Huỳnh Nga qua đời hôm 21/2 ở tuổi 88, sau thời gian điều trị bệnh thận, hô hấp và tim mạch. Bạch Tuyết, Lệ Thủy - hai gương mặt từng tham gia vở Đời cô Lựu - gọi ông là bậc thầy của sân khấu cải lương. Qua tài dàn dựng của ông, nhiều tác phẩm như Đời cô Lựu, Tiếng sáo đêm trăng, Hoa độc trong vườn, Người giữ mộ ... gây tiếng vang, từng bước tạo nên tên tuổi cho hàng loạt nghệ sĩ.

trong live show Phong trần theo nghiệp Tổ do đạo diễn Thanh Hiệp dàn dựng năm 2015 tại Nhà hát TP

Đạo diễn Huỳnh Nga (trái) bên danh hài Hoài Linh trong liveshow "Phong trần theo nghiệp tổ" năm 2015 tại Nhà hát TP HCM. Ảnh: Thanh Hiệp.

Huỳnh Nga xuất thân từ một gia đình nghèo ở Long An. Cha ông đi ở đợ, mẹ làm thuê, thuở bé, ông khát khao được đến trường. Lớn lên, ông đi làm giao liên cách mạng. Ông bén duyên sân khấu khi làm nghề bồi giấy, pha màu cho NSND - họa sĩ Hoàng Tuyển vẽ tranh, rồi được nhận vào Đoàn kịch khu 8. Đam mê diễn xuất của ông dần trỗi dậy qua các vở: Đồng xanh máu đỏ, Miếng sắt cũ, Mưu dân quân ... Cuối năm 1956, ông giải ngũ, xin vào Đoàn cải lương Nam bộ làm diễn viên và bắt đầu gắn bó nghiệp đạo diễn.

Vốn là dân ngoại đạo so với dịch vụ biên dịch nhiều đồng nghiệp lừng lẫy đương thời như Mỹ Châu, Thanh Tuấn... Huỳnh Nga luôn dày công tầm sư học đạo. Ông tham gia các khóa học ngắn ngày do các thầy từ Trung Quốc, Liên Xô (cũ) sang tập huấn. Năm 1968, ông quyết định sang Romania học làm đạo diễn trong bốn năm. Ông luôn tư duy làm sao để thiết kế, bố cục sân khấu tôn tinh thần tác phẩm.

Sau năm 1975, ông về TP HCM công tác, được phân dàn dựng vở Gánh cỏ sông Hàn của đoàn Hương Mùa Thu chỉ trong năm ngày. Khi đó, "dưới trướng" của ông là Minh Phụng, Hoài Thanh, Ngọc Hương... - những giọng ca cải lương lừng lẫy của miền Nam. Lúc ấy, ông chuyên về kịch nói, chưa có kiến thức sâu về cải lương. Với ông, tiếng đờn vọng cổ phức tạp hơn tân nhạc vì một chữ có thể nhấn nhá thành nhiều âm điệu. Đêm nằm gác tay lên trán, ông thao thức, nhận ra Sài Gòn đang là miền đất hứa của cải lương, còn kịch nói lúc đó chỉ có đoàn Kim Cương. Ông quyết định học lại cải lương từ đầu, kết hợp kiến thức sách vở với kinh nghiệm từ các nghệ sĩ xung quanh. Vở Gánh cỏ sông Hàn ra đời và lôi cuốn khán giả.

Vở Đời cô Lựu - dàn dựng năm 1983 - đánh dấu một mốc son mới của Huỳnh Nga . Khi đó, theo đề nghị của Sở Văn hóa - Thông tin TP HCM, các nghệ sĩ dựng một vở cải lương chuẩn mực sang Đức biểu diễn cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc ( UNESCO) xem. Trước đó, vở đã gây tiếng vang qua diễn xuất của thế hệ nghệ sĩ Phùng Há, Ba Vân, Thanh Nga... tại đoàn Thanh Minh. Huỳnh Nga chịu áp lực phải đổi mới vở, đồng thời vẫn giữ được tinh thần gốc của tác phẩm. Nhờ sự hỗ trợ của soạn giả - NSND Viễn Châu, phiên bản mới ra đời với sự tham gia của Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Minh Vương, Diệp Lang... Qua lối dàn dựng của Huỳnh Nga, khán giả thuở ấy ấn tượng mạnh với lớp diễn bi thương của Lệ Thủy, Minh Vương qua nhân vật tiểu thư nhà giàu Kim Anh và chàng trai lưu lạc Võ Minh Luân.

N hân vật Bảy "cán vá" cũng là một trong những đổi mới được đánh giá cao của cố đạo diễn so với bản cũ. Với diễn xuất của nghệ sĩ Ngọc Giàu, tiếng cười từ Bảy "cán vá" - người giúp việc trong gia đình Kim Anh - tạo thêm màu sắc hài hước, bên cạnh câu chuyện bi thương của tuyến nhân vật chính. Tác phẩm được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một năm 1996. Huỳnh Nga được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân một phần nhờ vở này.

NSND Lệ Thủy và Bạch Tuyết hát 'Đời cô Lựu'
 
 
NSND Lệ Thủy và Bạch Tuyết hát 'Đời cô Lựu'

NSND Lệ Thủy và Bạch Tuyết trong trích đoạn "Đời cô Lựu". Video: Youtube.

Nghệ sĩ Bạch Tuyết - người đóng vai cô Lựu - đánh giá, nhiều tác phẩm qua bàn tay của đạo diễn Huỳnh Nga đã góp phần giúp sân khấu cải lương Sài Gòn khôi phục thời hoàng kim. " Trong đó, Đời cô Lựu là tác phẩm đỉnh cao đánh dấu chặng đường đưa cải lương hòa nhập với đời sống văn hóa toàn cầu khi đoàn cải lương 284 lưu diễn ở châu Âu. Tác phẩm gây tiếng vang đến mức nhiều nghệ sĩ, đạo diễn, nhạc sĩ tham gia vở đã được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân", bà kể.

Sau Đời cô Lựu , Huỳnh Nga được xem là đạo diễn kỳ cựu của sân khấu cải lương. Nhiều đồng nghiệp gần như quên hẳn ông xuất thân là dân kịch. Đạo diễn Thanh Hiệp - từng thực hiện chương trình tôn vinh Huỳnh Nga năm 2013 - nói về cố đạo diễn: "Ông đặt nền tảng cho những thủ pháp mộc mạc nhưng thấm sâu trong tâm thức người xem về nghệ thuật cải lương Nam Bộ". Sau đó, ông vẫn tìm tòi để cho ra đời những vở như Tìm lại cuộc đời, Khách sạn hào hoa, Tấm Cám ... Ông ví mình như con kiến, tha dần chút kiến thức bồi đắp đam mê làm nghề.

Nhiều hậu bối ấn tượng với Huỳnh Nga bởi tính dí dỏm, luôn nhiệt huyết với diễn viên trẻ. Nghệ sĩ Điền Trung gọi cố đạo diễn là ông ngoại vì ông từng dạy mẹ anh. Năm 2007, anh tập tiết mục Giang sơn mỹ nhâ n ở rạp Hưng Đạo - nơi Huỳnh Nga thích uống cà phê mỗi sáng. Thấy anh diễn chưa đạt, ông lên sân khấu mắng rồi thị phạm. Xong, ông cười rồi chắp tay sau lưng ra ngoài tiếp tục tán dóc. Ông còn rất thích đùa. Một lần, thấy anh dựng xe máy trước rạp để tập tuồng, ông chạy lại, mượn năm nghìn đồng. Điền Trung nói ông muốn mua gì để anh đi mua giúp cho, ông đáp: "Không, tao đi mua cái khăn lau xe giúp mày, nhìn cái xe dơ thấy gớm!".

Một thời gian dài, ông chịu cảnh thiếu thốn trong bệnh tật. Cuối năm 2012, nghệ sĩ nhập viện vì rối loạn tiêu hóa, giữa năm 2013 phẫu thuật cắt bỏ ung thư trực tràng. Từ đó, ông gầy rộc, giao tiếp khó khăn, trí nhớ cũng giảm sút rõ rệt. Lúc ấy, một tay vợ đạo diễn chăm sóc ông. Bà vốn là diễn viên của đoàn kịch Công an. Lấy ông, bà từ bỏ nghiệp diễn, chọn công việc hành chính để có thời gian lo cho gia đình. Từ số lương ít ỏi của vợ chồng, bà lo thu vén cuộc sống, nuôi ba con chung và một con riêng của ông.

Nhiều năm liền, gia đình ông - 13 thành viên (bao gồm vợ chồng nghệ sĩ, vợ chồng ba con trai cùng năm người cháu) - chung sống trong một căn hộ tập thể rộng hơn 60 m2. Năm 2017, theo chỉ đạo của Thành ủy TP HCM, Huỳnh Nga được trao tặng căn chung cư ở quận 4, trị giá hơn hai tỷ đồng. Cuộc sống gia đình ông từ đó mới bớt chật vật phần nào.

Vợ chồng đạo diễn Huỳnh Nga năm 2015. Ảnh: Châu Mỹ.

Vợ chồng đạo diễn Huỳnh Nga năm 2015. Ảnh: Châu Mỹ.

Những năm cuối đời, ông vẫn tâm huyết với sự đổi mới trong cải lương. Năm 2018, ông phản đối việc nghệ sĩ Gia Bảo đưa Bolero vào vở Đời cô Lựu khi tái dựng. Ông cho rằng đây là vở kinh điển, không cần đến Bolero để chạy theo thị hiếu số đông. "Tôi ủng hộ mọi thử nghiệm, nhưng chúng phải tôn được cái hay, cái độc đáo cho cải lương. Nếu kết hợp mà không ăn rơ, hoặc na ná nhau, khán giả sẽ không còn mặn mà", ông từng nói.

Lễ viếng NSND Huỳnh Nga được tổ chức tại Nhà tang lễ TP HCM từ ngày 22/2. Lễ truy điệu diễn ra sáng 24/2, linh cữu nghệ sĩ được an táng ở Long An.

Mai Nhật

Hàn Quốc: Thêm 1 người tử vong, số người nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 ngày nhưng dân Seoul vẫn bất chấp đi biểu tình

Sau thông tin 142 trường hợp xác nhận nhiễm virus corona (Covid-19) vào sáng ngày 22/2 thì vào buổi chiều, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc mới tiếp tục xác nhận thêm 87 ca dương tính với virus chủng mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh trong ngày lên 229 trên phạm vi toàn quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đã có 433 trường hợp nhiễm virus Covid-19, tăng hơn gấp 2 lần chỉ sau 1 ngày.

Theo thông tin mới cập nhật, Hàn Quốc đã xuất hiện trường hợp tử vong thứ Biên dịch 3 vì virus corona chủng mới. Cụ thể theo Naver, bệnh nhân là nam, 40 tuổi được tìm thấy trong tình trạng tử vong tại nhà riêng và xác nhận đã nhiễm virus corona chủng mới.

Trong những ngày gần đây, số người nhiễm Covid-19 tại Hàn Quốc đang gia tăng với tốc độ rất nhanh, với phần lớn đến từ một bệnh viện phía đông nam của hạt Cheongdo, và từ giáo phái ở nhà thờ Shincheonji của thành phố Daegu. Cả 2 khu vực này chiếm tới 80% tổng số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.

Hàn Quốc: Thêm 1 người tử vong, số người nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 ngày nhưng dân Seoul vẫn bất chấp đi biểu tình - Ảnh 1.

Hiện tại, toàn bộ 2,5 triệu cư dân tại thành phố Daegu đã được yêu cầu ở yên trong nhà và không rời khỏi nơi cư trú. Cả Daegu và Cheongdo đã được xác định là "khu vực kiểm soát đặc biệt" trong ngày 21/2.

Trong 229 trường hợp nhiễm mới, 95 từ bệnh viện Daenam của Cheongdo. KCDC cho biết, đây cũng chính là nơi ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong vì virus Covid-19. Nạn nhân là nam giới, qua đời vì viêm phổi vào ngày 19/2. Đến ngày 21, một bệnh nhân khác được chuyển từ bệnh viện Daenam tới Busan cũng đã tử vong, với nguyên nhân xác định do virus chủng mới.

Tổng cộng bệnh viện Daenam chịu trách nhiệm cho 114 trường hợp nhiễm virus - bao gồm 9 nhân viên y tế và 102 bệnh nhân. Tất cả đều đã được cách ly, nhằm tránh khả năng lan truyền dịch bệnh.

Hàn Quốc: Thêm 1 người tử vong, số người nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 ngày nhưng dân Seoul vẫn bất chấp đi biểu tình - Ảnh 2.

Nhân viên y tế thực hiện khử trùng phương tiện công cộng tại Seoul

62 trong số các ca nhiễm mới ngày 22/2 được xác nhận có liên quan đến giáo phái Shincheonji tại Daegu - thành phố lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Tổng cộng, số người được xác nhận nhiễm virus từ giáo phái này đã lên tới con số 231, và hơn 9300 thành viên của giáo phái đang được yêu cầu tự cách ly. Trong số đó, chỉ 544 người xuất hiện triệu chứng được đưa đi xét nghiệm.

Nguyên nhân khiến virus bùng nổ tại giáo phái này được cho là vì bệnh nhân số 31 - một người phụ nữ 61 tuổi dương tính với Covid-19. Người này ban đầu được nhận định là trường hợp "siêu lây nhiễm", tuy nhiên, các cơ quan y tế cũng lưu ý rằng chúng ta chưa thể chắc chắn mầm bệnh thực sự bắt đầu từ bà.

*Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đang có chuyển biến phức tạp. Theo dõi thêm tại đây.

Biểu tình tại Seoul

Trước bối cảnh dịch bệnh đang lây lan nhanh, thành phố Seoul ra quyết định cấm các cuộc biểu tình được tổ chức trong thời gian này. Tuy nhiên trong ngày 22/2, một cuộc biểu tình xảy ra tại quảng trường Gwanghwamun, bất chấp thời tiết lạnh buốt bởi mưa phùn và gió mạnh.

Hàn Quốc: Thêm 1 người tử vong, số người nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi chỉ sau 1 ngày nhưng dân Seoul vẫn bất chấp đi biểu tình - Ảnh 3.

Hình ảnh cuộc biểu tình tại quảng trường Gwanghwamun - Seoul ngày 22/2

Theo Naver News ghi nhận, một nhóm người tụ tập để phản đối quyết định... cấm biểu tình của thành phố, bất chấp việc thị trưởng Park Won-Soon đứng ra kêu gọi giải tán. Việc này khiến nhiều người tỏ ra lo ngại, bởi "càng nhiều người tụ tập, nguy cơ lây lan càng lớn. Tất cả các sự kiện tập trung đông đang bị hủy, họ không hiểu sao?" - trích lời một người dân.

Nguồn: Yonhap

TP. HCM: Hoảng hồn phát hiện thi thể nam giới cháy đen ở công viên dưới chân cầu

Thi thể được phát hiện lúc 21h tối ngày 22/2 tại công viên dưới chân cầu Sóng Thần, thuộc phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP. HCM. Đây là khu vực giáp ranh giữa Thành phố Dĩ An (Bình Dương) và quận Thủ Đức (TP. HCM).

TP. HCM: Hoảng hồn phát hiện thi thể nam giới cháy đen ở công viên dưới chân cầu - Ảnh 1.

Cơ quan chức năng đến khám hiện trường.

Thời điểm này nhiều người dân đi xe máy trên Quốc lộ 1A, hướng từ quận Thủ Đức về quận 12, khi qua khu vực trên thì hoảng hồn la hét lên "có thi thể người trong công viên".

Lúc này người dân gần đó đến kiểm tra thì phát hiện thi thể được xác định là nam giới, bị cháy đen.

Nhận được tin báo của người dân, cơ quan chức năng nhanh chóng có mặt Biên dịch phong toả hiện trường để khám nghiệm.

TP. HCM: Hoảng hồn phát hiện thi thể nam giới cháy đen ở công viên dưới chân cầu - Ảnh 2.

Người dân xôn xao, tập trung theo dõi sự việc khá đông.

Đến 22h cùng ngày, thi thể được đưa rời khỏi hiện trường về nhà xác để khám nghiệm tử thi, xác định danh tính. Theo người dân suy đoán, có thể nạn nhân tự thiêu.

Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học

Loài cua xanh vốn là một loài xâm lược đang xâm chiếm hệ sinh thái trải dài từ Nova Scotia (Canada) đến California (Mỹ), nhưng các nhà khoa học vừa tìm được một lợi ích bất ngờ từ loài vật có hại này, đó chính là nguồn nguyên liệu để làm nhựa phân huỷ sinh học.

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 1.

Các nhà khoa học từ Canada có kế hoạch nghiền nát vỏ cua, làm sạch và chiết xuất chitin polymer siêu mạnh. Chitin, được tìm thấy trong vỏ giáp xác và côn trùng, có thể được sử dụng để tạo ra một loại nhựa sinh học tự thoái hóa. Dự án này như “một mũi tên giết hai con nhạn": giảm số lượng các loài xâm lấn và tạo ra một sự thay thế cho nhựa.

Nhà hóa học Audrey Moore của Đại học McGill đang điều hành dự án này, hợp tác với Công viên quốc gia Kejimkujik của Nova Scotia để chế tạo cốc và các loại dụng cụ nhựa từ bầy cua xanh. 

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 2.

Hợp tác với Kejimkujik là một thách thức lớn”, ông Moore Moore nói. “Chúng tôi phải ra khỏi phòng thí nghiệm và vào thế giới thực để xem điều này có thực sự hiệu quả không.”

Đây không phải là lần đầu tiên một điều như thế này đã được đề xuất. Các phòng thí nghiệm từ Scotland đến California đang thực hiện các dự án tương tự, tất cả đều hy vọng khai thác chitin để làm nhựa. Tuy nhiên, đi từ vỏ cua đến dao nĩa là một nhiệm vụ không hề đơn giản. 

Trong nhiều phòng thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng các hóa chất độc hại như axit hydrochloric để tinh chế chitin, sau đó thêm nhiều hóa chất để biến chitin thành chitosan, nguyên liệu có thể được sử dụng để sản xuất nhựa. Mặc dù sạch hơn so với sản xuất nhựa từ các sản phẩm dầu mỏ, quá trình này tạo ra rất nhiều nước thải bị ô nhiễm không tốt cho môi trường.

Phòng thí nghiệm của Moore chuyên về hóa học xanh và đang thử một cách tiếp cận mới. Thay vì hòa tan vỏ cua trong axit, Moore trộn lớp vỏ nghiền nát với một loại bột khác, cần ít nước hơn và tạo ra chất thải ít hơn nhiều. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên Green Chemistry vào tháng 3 năm 2019.

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 3.

“Khi nghĩ về hóa học, bạn thường nghĩ về việc trộn chất lỏng. Nhưng chúng tôi nhận ra rằng bạn có thể làm rất nhiều phản ứng hóa học tốt trong giai đoạn rắn”.

Tất nhiên, đây vẫn chỉ là khởi đầu. Moore phải kiểm tra để đảm bảo rằng loại nhựa mới này thực sự có thể phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Cô cũng muốn mở rộng quy mô sản xuất, sẽ cần nhiều cua hơn. May mắn thay, không thiếu cua xanh và các nhà bảo tồn trên khắp Canada muốn chúng biến mất. Lô cua đầu tiên sẽ được chuyển đến McGill vào mùa xuân này. Cuối cùng, Moore hy vọng sẽ xây dựng một cơ sở nhỏ để nghiền nát cua tại chỗ, giúp việc vận chuyển số lượng cao trở lại phòng thí nghiệm của cô dễ dàng hơn.

Ở Kejimkujik, cua xanh đã làm suy giảm quần thể cỏ lươn (eelgrass) và ngao từ những năm 1980. Cỏ có vẻ như Biên dịch là một mục tiêu bảo tồn không quan trọng, nhưng hệ sinh thái cỏ biển là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên thế giới. Cỏ lươn giúp ổn định, di chuyển trầm tích của đáy đại dương và cung cấp oxy, môi trường sống cho nhiều sinh vật biển, bao gồm cả cá con. Chúng là nơi kiếm ăn quan trọng của nhiều loài chim di cư và cung cấp bề mặt cho tảo phát triển.

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 4.

Không chỉ vậy, cua xanh còn phá hoại bất cứ nơi nào chúng đi qua. Quần thể của chúng bùng nổ, vượt trội hoặc sẽ ăn động vật không xương sống bản địa. Khi biến đổi khí hậu làm ấm vùng biển của chúng ta, các loài xâm lấn như cua xanh đang trở nên phổ biến hơn, xâm nhập vào nhiều hệ sinh thái hơn.

Điều này làm nghiêm trọng hơn cho một vấn đề nghiêm trọng khác: cứ sau một phút, chúng ta lại đổ một chiếc xe chở nhựa rác vào đại dương. Thứ nhựa đó bị vướng vào ruột của chim biển và rùa, quấn quanh cổ cá heo, hay khiến những đàn cá nghẹt thở. Hơn nữa, nhựa các hóa chất độc hại có thể gây độc cho nhiều sinh vật biển.

Nhựa sinh học từ lâu đã được quảng cáo là một giải pháp tiềm năng cho cuộc khủng hoảng này, nhưng phòng thí nghiệm Moore đưa khoa học tiến một bước gần hơn với thực tế, chứng minh rằng chúng ta có thể tạo ra nhựa theo cách sạch hơn, xanh hơn.

Tham khảo: Motherboard

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Hoang mang cực độ Ahn Jae Hyun đăng ảnh phờ phạc kèm lời nhắn lạ trên Instagram

Sau vài tháng xóa sạch mọi bài đăng trên Instagram, Ahn Jae Hyun lại khiến người hâm mộ hoang mang khi đăng một lời nhắn lạ trên trang cá nhân. Cụ thể, nam diễn viên bất ngờ đăng một bức ảnh selfie với khuôn mặt có phần phờ phạc, thiếu sức sống cùng với lời nhắn “Xin hãy quên tôi đi”. Sự việc này nhanh chóng thu hút sự chú ý của người hâm mộ cũng như netizen trên khắp châu Á.

Qua hơn 6 tháng từ khi tin tức Ahn Jae Hyun - Goo Hye Sun rạn nứt, vụ ly hôn của cặp đôi vẫn chưa được giải quyết xong. Hiện tại, Goo Hye Sun dường như đã lấy lại cân bằng trong cuộc sống khi chuẩn bị quay lại con đường học tập dù trước đó “nàng cỏ” thường xuyên chia sẻ những dòng trạng thái tiêu cực lên Instagram khiến fan lo lắng. Trong khi đó, Ahn Jae Hyun sau một thời gian im lặng đóng phim, lại có những động thái bất thường trên mạng xã hội.

Hoang mang cực độ Ahn Jae Hyun đăng ảnh phờ phạc kèm lời nhắn lạ trên Instagram - Ảnh 1.

Anh Jae Hyun gây hoang mang khi đăng ảnh cùng dòng trạng thái lạ

Hoang mang cực độ Ahn Jae Hyun đăng ảnh phờ phạc kèm lời nhắn lạ trên Instagram - Ảnh 2.

Trước đó, anh chàng từng xóa sạch hết tất cả bài viết trên Instagram

Hoang mang cực độ Ahn Jae Hyun đăng ảnh phờ phạc kèm lời nhắn lạ trên Instagram - Ảnh 3.

Sau hơn 6 tháng thông báo tin ly hôn, thông tin về cặp vợ chồng dịch thuật Ahn Jae Hyun và Goo Hye Sun vẫn thu hút sự quan tâm của netizen

Nguồn: AllKpop

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

Thận trọng khi sử dụng huyết tương diệt nCoV

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị nCoV. Ảnh: AFP.

Mẫu bệnh phẩm dương tính với nCoV. Ảnh: AFP.

Zhang Dingyu, giám đốc bệnh viện Jinyintan ở Vũ Hán, hôm 13/2 kêu gọi những người nhiễm nCoV đã hồi phục hiến huyết tương, bởi loại dịch này có thể chứa nhiều protein quý giá giúp chữa trị cho các bệnh nhân khác, theo Xinhua. Trước đó, Tập đoàn Công nghệ sinh học Trung Quốc (CNBG) cho biết 10 bệnh nhân nguy kịch đã tiếp nhận điều trị bằng kháng thể trong huyết tương và tình trạng của họ cải thiện đáng kể trong vòng 12 - 24 giờ.

Giới chuyên gia nhận định đây là phương pháp hứa hẹn để điều trị cho bệnh nhân nhiễm nCoV. Nhưng do virus có tỷ lệ tử vong thấp, việc bỏ qua quá trình thử nghiệm thuốc thông thường không hợp lý và các bác sĩ cần hết sức thận trọng để đề phòng tác dụng phụ.

Kháng thể là những protein hệ miễn dịch tạo ra để chống lại tác nhân xâm nhập vào cơ thể như virus, vi khuẩn hoặc chất lạ khác. Kháng thể được tạo riêng cho từng tác nhân xâm nhập. Tuy nhiên, cơ thể cần thời gian để điều chỉnh sản sinh kháng thể trước tác nhân hoàn toàn mới. Nếu cùng loại virus hoặc vi khuẩn tìm cách xâm nhập trong tương lai, cơ thể sẽ ghi nhớ và nhanh chóng sản sinh đội quân kháng dịch thuật thể chiến đấu với mầm bệnh.

Người mới bình phục sau khi mắc Covid-19 vẫn có kháng thể đối với virus corona tuần hoàn trong máu. Về lý thuyết, tiêm kháng thể lấy từ họ vào bệnh nhân đang ốm có thể giúp bệnh nhân chống lây nhiễm tốt hơn. Nói cách khác, phương pháp điều trị này sẽ truyền miễn dịch ở bệnh nhân đã phục hồi sang bệnh nhân đang ốm. Đây là phương pháp từng được sử dụng trong các đại dịch cúm, theo Benjamin Cowling, giáo sư dịch tễ học ở Đại học Hong Kong.

"Tôi rất vui mừng khi biết huyết tương từ người sống sót sau khi mắc Covid-19 đang được thử nghiệm theo luật 'nghĩa vụ từ bi'", Carol Shoshkes Reiss, giáo sư sinh học và khoa học thần kinh ở Đại học New York, chia sẻ. Tuy nhiên, Reiss nói các bác sĩ cần kiểm soát các ảnh hưởng của phương pháp điều trị.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, luật "nghĩa vụ từ bi" quy định có thể dùng một số loại thuốc thử nghiệm cho bệnh nhân bên ngoài thử nghiệm lâm sàng, đặc biệt là trong tình huống khẩn cấp. Trong trường hợp này, người sử dụng huyết tương là những bệnh nhân ốm nặng, theo Times.

Không phải mọi chuyên gia đều ủng hộ truyền huyết tương cho bệnh nhân. "Tôi cho rằng những cách điều trị này đều là ý tưởng hay, nhưng chưa có cơ sở nào khiến tôi muốn từ bỏ quy trình thông thường mà chúng ta vẫn sử dụng để đảm bảo một phương án điều trị an toàn và hiệu quả trước khi áp dụng cho bệnh nhân", tiến sĩ Eric Cioe-Peña, giám đốc của mạng lưới y tế Northwell Health, cho biết. "Tôi nghĩ chúng ta nên tiếp tục tuân theo quy trình khoa học và nỗ lực nghiên cứu những cách điều trị đó trước khi đưa vào sử dụng, đặc biệt đối với virus có tỷ lệ tử vong thấp như vậy".

Truyền huyết tương là một trong nhiều phương án điều trị mà các chuyên gia đang cân nhắc để đối phó Covid-19, dịch bệnh lây nhiễm sang hơn 67.000 người, trong đó có hơn 1.500 ca tử vong tính đến ngày 15/2. Các phương án điều trị khác bao gồm thuốc kháng virus hoặc tìm kiếm phân tử mới ngăn virus bám vào tế bào.

An Khang (Theo Live Science )

Cục CSGT đưa dịch vụ nộp phạt lên mạng

Cảnh sát giao thông Hà Nội lập biên bản xử lý vi phạm hành chính với người vi phạm ở trên đường Phạm Hùng, Cầu Giấy. Ảnh: Bá Đô

Cảnh sát giao thông Hà Nội lập biên bản xử lý vi phạm hành chính với người vi phạm ở trên đường Phạm Hùng, Cầu Giấy. Ảnh: Bá Đô

Ngày 15/2, thiếu tá Vương Ngọc Bắc, Phó trưởng phòng Tham mưu Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết đơn vị đang hoàn thiện quy trình nghiệp vụ để tích hợp việc nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia (dichvucong.gov.vn).

Theo đó, từ 12/3, CSGT sẽ thí điểm nội dung trên tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Bình Thuận. "Đây là 5 địa phương có tỷ lệ xử phạt vi phạm hành chính về giao thông chiếm một nửa cả nước", đại diện Cục CSGT nói.

Khi thí điểm, bên cạnh cách nộp phạt như lâu nay là đến kho bạc, người dân được lựa chọn vào Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia để nộp phạt qua mạng.

Cục CSGT sẽ cập nhật dữ liệu người vi phạm lên hệ thống cơ sở dữ liệu của đơn vị và tích hợp với hệ thống dịch vụ công; từ đó người dân có thể tìm tên, lỗi vi phạm và thực hiện các bước nộp phạt trên Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia; đồng thời lựa chọn hình thức nhận quyết định nộp phạt, giấy đăng ký, bằng lái tại nhà thông qua hệ thống bưu điện.

Sau khi hoàn thiện hạ tầng và dữ liệu, việc nộp phạt giao thông qua mạng sẽ áp dụng trên toàn quốc từ tháng 6/2020.

4 năm trước, Cục CSGT và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác về thu nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo thoả thuận này, người vi phạm có thể lựa chọn phương thức nộp tiền phạt vi phạm giao thông tại các bưu cục trên cả nước và nhận lại giấy tờ bị tạm giữ tại nhà. Qua đó, người dân có thêm lựa chọn cách thức nộp tiền vi phạm, tuy nhiên họ vẫn phải đến bưu điện để làm thủ tục.

Để khắc phục hạn chế trên, ngày 6/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công an sớm cung cấp dịch vụ thu tiền nộp phạt vi phạm giao thông đường bộ trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn) hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến được khai trương cuối năm 2019. Hiện Cổng cung dịch thuật cấp 5 dịch vụ công trực tuyến tại 63 địa phương là: Đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mại; cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình); dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp).

Đoạt mạng người yêu

Công an tỉnh Quảng Ngãi sáng 15/2 khám nghiệm hiện trường ở trang trại vịt ở xã Bình Phú, huyện Bình Sơn, nơi Huyền dùng dao sát hại anh Võ Minh Mót (33 tuổi, chủ trang trại).

Láng trại nơi Huyền giết người yêu. Ảnh: Phú Sơn.

Lán trại nơi Huyền giết người yêu. Ảnh: Phú Sơn.

Theo điều tra, hôm qua anh Mót chở dịch thuật Huyền đi chơi Valentine cùng bốn người bạn. Đến tối, anh Mót rủ nhóm bạn về trang trại nhậu. Đến 22h, khi mọi người ra về, Huyền trò chuyện với cha Mót một lúc rồi vào lán trại nằm với bạn trai.

Xảy ra cãi vã, Huyền dùng dao đâm anh Mót 5 nhát, khiến nạn nhân chết tại chỗ. Sau đó cô ta đến công an xã tự thú, khai đoạt mạng người yêu do khác nhau về quan điểm hôn nhân. Huyền đã có con, còn Mót là trai tân.

Cảnh sát đã thu giữ con dao nghi can dùng để gây án ở gần hiện trường.

WHO: Cho học sinh nghỉ học căn cứ mức độ nguy cơ dịch

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15/2 đưa ra các khuyến nghị mới dựa vào diễn biến dịch Covid-19 trong tuần.

1. Người nhiễm Covid-19 có thể bị bệnh nặng đến mức nào?

Virus này có thể gây ra các triệu chứng nhẹ giống như cúm nhưng cũng có thể gây bệnh nặng. Bệnh nhân sẽ xuất hiện một loạt triệu chứng. Bệnh này có thể gây bệnh nặng ở một số người, nhưng hầu hết chỉ mắc bệnh nhẹ. Vì vậy, những gì chúng ta thấy hiện nay không giống như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hoặc Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Trong khi những thông tin về dịch bệnh này đang thay đổi nhanh chóng thì tỷ lệ tử vong hiện nay là khoảng 2%, và tỷ lệ nguy kịch khoảng 3%. Thống kê các trường hợp tử vong cho thấy, những người lớn tuổi mắc các bệnh lý nền (bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh mạn tính khác như ung thư) vốn dĩ có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ, có tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể.

2. Virus có thể lây truyền trước khi xuất hiện triệu chứng ở người bệnh?

Những báo cáo gần đây cho thấy những người bị nhiễm nCoV có thể lây bệnh sang cho những người khác ngay cả khi chưa có những triệu chứng rõ ràng. Song, những dữ liệu hiện có chỉ ra rằng những người có triệu chứng mới là nguồn lây bệnh chính.

3. Virus có thể lây qua khí dung (aerosol) không?

Một số người đang đánh đồng khí dung (aerosol) tức là lây truyền qua không khí. Các giọt bắn, tiếp xúc trực tiếp và truyền qua không khí là các cách truyền bệnh truyền nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, các giọt bắn có kích thước quá lớn và nặng nên không thể bay lơ lửng trong không khí trong thời gian dài, do đó hầu hết chúng bám vào các vật tiếp xúc trong khoảng cách gần.

Hiện tại, bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Covid-19 lây lan qua tiếp xúc và giọt bắn. Chính quyền Trung Quốc đã làm rõ rằng không có bằng chứng cho thấy khí dung (aerosol) là đường truyền chính cho virus này. Đây là virus mới, cần tiếp tục theo dõi các đường lây truyền có thể.

Học sinh Trường liên cấp Tiểu học - THCS Ngôi sao Hà Nội đeo khẩu trang y tế trong giờ học, ngày 31/1. Ảnh: Ngọc Thành.

Học sinh Trường liên cấp Tiểu học - THCS Ngôi sao Hà Nội đeo khẩu trang y tế trong giờ học, ngày 31/1. Ảnh: Ngọc Thành.

4. Có thuốc đặc hiệu nào phòng ngừa và điều trị Covid-19?

Đến nay, chưa có một loại thuốc nào được khuyến nghị sử dụng trong việc phòng ngừa và điều trị virus mới này. Tuy nhiên, những người nhiễm nCoV sẽ được điều trị triệu chứng, và những trường hợp nặng sẽ được điều trị hỗ trợ tối ưu. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm trên lâm sàng. WHO đang điều phối những nỗ lực phát triển thuốc điều trị đặc hiệu nCoV cùng với một số đối tác.

Để tránh bị nhiễm virus corona, hãy giữ gìn vệ sinh tay và hô hấp cơ bản, thực hiện an toàn thực phẩm. Nếu có thể, tránh tiếp xúc gần với những người có những triệu chứng của các bệnh về hô hấp như ho hay hắt hơi.

Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu bạn bị sốt, ho kéo dài và cảm thấy khó thở, hãy đi khám để giảm thiểu nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn. Hãy cho nhân viên y tế biết bạn đã đi những đâu trong thời gian gần đây.

5. Về vaccine thì sao?

Hiện không có vaccine phòng bệnh, nhưng việc sản xuất vaccine đang được tiến hành để các thử nghiệm lâm sàng có thể bắt đầu sau 3-4 tháng. WHO sẽ công bố danh sách ban đầu các loại vaccine đang được nghiên cứu và có thể thử nghiệm lâm sàng này.

6. Việt Nam đã sẵn sàng đối phó với loại virus này?

Năng lực của Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, đã tăng lên đáng kể. Kết quả này có được sau nhiều năm đầu tư tăng cường năng lực cốt lõi - bao gồm giám sát và đánh giá nguy cơ, năng lực phòng thí nghiệm, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý lâm sàng, truyền thông nguy cơ, theo như yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế (IHR).

Đây là năng lực quốc gia trong việc sẵn sàng ứng phó và kiểm soát các vấn đề y tế khẩn cấp. Năng lực này đã được thử thách và kiểm nghiệm qua các sự kiện thực tế ở Việt Nam, và bây giờ là Covid-19.

WHO ghi nhận Việt Nam đã xử lý dịch bệnh này rất tốt. Chính phủ đã dịch thuật khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch - tăng cường giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế và tăng cường xét nghiệm bên cạnh thực hiện các hoạt động truyền thông và hợp tác đa ngành.

7. WHO khuyến nghị gì riêng với Việt Nam?

Dự kiến sẽ có thêm các trường hợp nhiễm virus corona mới trong những ngày tới. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục cảnh giác và sẵn sàng kiểm soát dịch bệnh. Cần phát hiện sớm, cách ly và xử trí các trường hợp mắc bệnh bằng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp, tăng cường giám sát, chia sẻ thông tin minh bạch và kịp thời với WHO như yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế.

8. WHO khuyến nghị áp dụng đóng cửa biên giới không?

Dựa trên thông tin hiện có, WHO không khuyến nghị bất kỳ sự hạn chế nào với các hoạt động đi lại hoặc thương mại.

WHO kêu gọi tất cả quốc gia đưa ra các quyết định hợp lý, dựa trên bằng chứng và nhất quán. Theo yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế (2005), khi PHEIC được ban bố, các quốc gia phải thông báo cho WHO khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào về hạn chế đi lại.

9. Việc cho học sinh nghỉ học hoặc hủy bỏ các sự kiện công cộng ở Việt Nam, WHO khuyến nghị gì?

Cơ quan chức năng của các quốc gia đưa ra quyết định về các biện pháp bổ sung, ví dụ cho học sinh nghỉ học hoặc hủy bỏ các sự kiện tập trung đông người, căn cứ vào mức độ nguy cơ ở quốc gia đó.

Lê Nga

Thành tỷ phú nhờ săn nhà hoang

Năm 2005, ông trả 36 triệu USD để mua Tins Plaza. Nhưng chính Tang cũng không đoán trước được rằng chỉ 2 năm sau, ông kiếm được gấp ba.

Chính nhờ việc tìm mua các bất động sản công nghiệp bỏ hoang như Tins Plaza, rồi bán lại, hoặc cải tạo lại, Tang đã thoát bờ vực phá sản năm 2003 và trở thành tỷ phú năm 2016. Hiện tại, ở tuổi 86, ông là người giàu thứ 14 Hong Kong, theo Forbes, với tài sản 5,7 tỷ USD.

Tang nổi tiếng với những thương vụ đi ngược trào lưu. Bất chấp cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng phủ bóng lên thị trường bất động sản Hong Kong, Tang vẫn đang đổ tiền ồ ạt vào bất động sản công nghiệp tại đây. Năm ngoái, ông đã chi ra tới 700 triệu USD. Theo số liệu từ hãng nghiên cứu Real Capital Analytics, Tang là người mua bất động sản công nghiệp Hong Kong nhiều nhất năm 2019.

Tỷ phú Hong Kong Tang Shing-bor năm nay 86 tuổi. Ảnh: Forbes

Tỷ phú Hong Kong Tang Shing-bor năm nay 86 tuổi. Ảnh: Forbes

"Đây là cơ hội tốt nhất tôi từng thấy", Tang cho biết trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi tại một trong các tòa nhà của ông ở quận Mong Kok. Nơi này chỉ cách vài tòa nhà so với địa điểm diễn ra một số cuộc biểu tình. Trong suốt buổi phỏng vấn, ông liên tục nhận điện thoại từ các môi giới, hãng bất động sản và luật sư.

Tang đang đàm phán thương vụ kế tiếp. Đó là một tòa nhà đổ nát gần sân bay cũ Kai Tak của thành phố. Chính quyền Hong Kong đang đấu giá nơi này để tái dịch thuật thiết. Với Tang, bất ổn chính trị tại Hong Kong chỉ giúp ông có món hời lớn hơn mà thôi.

Tài năng của Tang trong việc tìm ra và cải tạo lại các tàn dư của Hong Kong khi còn là trung tâm sản xuất đã hấp dẫn nhiều đối tác, như Chinese Estates Holdings và Jiayuan International. Cả hai đều đã lập liên doanh với công ty ông - Stan Group để cải tạo các bất động sản công nghiệp. "Ông ấy làm việc rất hiệu quả và có kinh nghiệm", Joseph Lam - một lãnh đạo tại Colliers International nhận xét.

Giới bất động sản Hong Kong gọi Tang là "Chú Bor". Địa ốc cũng chỉ là một trong những lĩnh vực ông tham gia. Tang từng sản xuất bóng đèn neon thập niên 50 và quản lý nhà hàng thập niên 70. Sự nghiệp của ông cũng phản ánh sự phát triển của Hong Kong vài thập niên qua.

Tang chưa bao giờ sợ thất bại. Cha mất khi ông mới 5 tuổi. Mẹ ông đã phải nuôi sống gia đình bằng một công việc trả lương rất thấp trong nhà máy. "Tôi đã phải nghĩ ra rất nhiều cách để tồn tại", Tang nói. Ông từng lang thang bên ngoài nhà hàng khi đói bụng, chờ người ta cho đồ ăn.

Lớn lên trong cảnh nghèo khổ rèn cho ông tinh thần bền bỉ, gan góc. Khi đã ngoài 70 tuổi, ông vẫn duy trì được vóc dáng nhờ bơi lội vào sáng sớm. "Mọi chuyện luôn có cách. Chẳng có vấn đề nào không giải quyết được cả", ông nói.

Tang chỉ tốt nghiệp tiểu học. Năm 1950, ông đi theo một người thợ làm biển hiệu neon để học việc. Năm 20 tuổi, ông mở cửa hàng riêng. Thành công từ cửa hàng này giúp ông có vốn mở quán ăn với bạn năm 1970. Từ đó, Tang bắt đầu đổ tiền vào hàng loạt nhà hàng.

Thập niên 80, ông mở rộng sang hàng loạt mảng kinh doanh mới, trong đó có xe cũ. Dù vậy, ông thành danh nhờ việc mua đi bán lại các cửa hàng. Một trong các vụ đầu tư nổi bật nhất của ông là mua lại một tòa nhà cũ năm 1990 và cải tạo nó thành Mongkok Computer Centre nổi tiếng.

Tang trong một căn nhà ông sở hữu ở quận Mong Kok. Ảnh: Forbes

Tang trong một căn nhà ông sở hữu ở quận Mong Kok. Ảnh: Forbes

Đến năm 1997, Tang đã có hơn 200 cửa hàng trị giá gần 7,3 tỷ đôla Hong Kong (942 triệu USD) và bắt đầu lên kế hoạch IPO. Nhưng sau đó, khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra. Thị trường bất động sản Hong Kong mất giá tới 70% giai đoạn 1997 - 2004, một phần do dịch SARS bùng nổ. Đến năm 2004, Tang đã gánh khoản nợ 4 tỷ đôla Hong Kong.

Ông bắt đầu bán bớt tài sản, kể cả Mongkok Computer Centre. Dù vậy, Tang vẫn giữ lại các bất động sản công nghiệp mà ông bắt đầu mua từ năm 1996 để phòng trừ rủi ro.

Năm 2005, ông mua Tins Plaza với giá 280 triệu đôla Hong Kong. Ông chỉ chi ra 28 triệu HKD và phần còn lại vay ngân hàng từ thế chấp các tòa nhà đang sở hữu.

6 tháng sau, Tang nhận được cuộc gọi từ một công ty Australia - Macquarie Goodman - đề nghị mua tòa nhà với giá 500 triệu đôla Hong Kong. Đến tháng 10 năm đó, quỹ đầu tư bất động sản Mapletree của Singapore trả giá 520 triệu HKD. Tang đều từ chối.

Ông biết bất động sản thương mại có giá cao hơn bất động sản công nghiệp. Vì thế, ông định hướng phát triển cho Tins Plaza thành thương mại. 2 năm sau, một lãnh đạo của Macquarie bay từ Sydney sang gặp ông với lời đề nghị mới - 850 triệu đôla Hong Kong. Tang đã bán Macquarie Tins Plaza, kiếm lời 570 triệu đôla Hong Kong. "Tins Plaza là giao dịch đáng nhớ nhất của tôi", ông nói.

Sau đó, Tang không nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Ông nhắm đến một nhà máy cũ khác gần đó - Gold Sun Industrial Building. Không như các thương vụ trước, Goldsun có nhiều chủ sở hữu, buộc ông phải đàm phán riêng lẻ. Tang mua tầng đầu tiên năm 2006, nhưng đến tận năm 2014 mới xong. "Tôi phải mua từng tầng một", ông nhớ lại.

Tang cũng gặp khá nhiều may mắn. Mong muốn tăng nguồn cung bất động sản cho văn phòng, khách sạn và khu mua sắm, chính quyền Hong Kong năm 2010 ra chính sách khuyến khích tái thiết bất động sản công nghiệp không sử dụng. Họ cũng gỡ bỏ hạn chế về quy mô dự án xây trên đất chuyển đổi từ mục đích công nghiệp. Vì thế, giá nhà máy tăng tới 152% giai đoạn 2010 - 2016.

Đến nay, Tang đã mua 73% các tòa nhà gần sân bay cũ. Việc tái thiết Kai Tak chắc chắn sẽ làm tăng giá bất động sản quanh khu này.

"Tôi rất lạc quan về tương lai của Hong Kong", Tang nói, "Tôi đã chứng kiến nhiều thăng trầm rồi. Luôn có cơ hội trong các rủi ro. Và đây là cơ hội của tôi".

Hà Thu (theo Forbes)

Ông Tập kêu gọi cải tổ hệ thống y tế khẩn cấp

"Không có sự chuẩn bị đầy đủ cho một thảm họa - các đánh giá rủi ro, nghiên cứu và quản lý chuyên sâu cho các trường hợp khẩn cấp không được thực hiện. Không có sự giám sát và hệ thống cảnh báo sớm phù hợp, và nền tảng quản lý khẩn cấp phải được cải thiện", ông Tập Cận Bình nói trong cuộc họp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc hôm qua ở Bắc Kinh.

Ông Tập nói thêm đây là bài kiểm tra lớn đối với hệ thống quản trị và năng lực quốc gia của Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang phải căng mình ứng phó với dịch viêm phổi corona (Covid-19).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát tại bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh hôm 10/2. Ảnh: Xinhua.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát tại bệnh viện ở thủ đô Bắc Kinh hôm 10/2. Ảnh: Xinhua.

Ông Tập nhận định cần phải siết chặt pháp luật về sức khỏe cộng đồng, xem xét lại các luật về phòng chống và điều trị bệnh truyền nhiễm, bảo vệ động vật hoang dã cũng như thúc đẩy Luật an toàn sinh học.

"Chúng ta phải chiến thắng trong trận chiến chống sự lây lan của dịch bệnh bằng cách dựa vào khoa học và có hành động quyết đoán. Nhưng chúng ta cũng nên có cái nhìn dài hạn, đúc rút kinh nghiệm và học hỏi từ những bài học của chính mình, để củng cố những gì còn yếu dịch thuật kém và những kẽ hở mà dịch bệnh gây ra", ông nói.

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh việc cần "tinh chỉnh cơ chế phòng ngừa và kiểm soát các dịch bệnh lớn, tăng cường hệ thống quản lý y tế công cộng quốc gia".

Các tuyên bố được ông Tập đưa ra trong bối cảnh giới chức Trung Quốc nhận không ít chỉ trích công khai về cách ứng phó với cuộc khủng hoảng y tế do dịch Covid-19. Nhiều nghi vấn đặt ra về sự yếu kém trong phản ứng của chính quyền địa phương, thông tin thiếu minh bạch cũng như sự thiếu hụt các nguồn cung y tế và các biện pháp bảo vệ khẩn cấp cho các nhân viên y tế tuyến đầu.

Giới chức Trung Quốc hôm qua lần đầu thừa nhận hơn 1.700 nhân viên y tế ở nước này nhiễm nCoV và ít nhất 6 bác sĩ đã chết vì dịch bệnh, giải thích vấn đề thiếu hụt nguồn cung y tế trong những ngày đầu dịch bệnh là nguyên nhân.

Trung Quốc hôm 13/2 cũng tuyên bố cách chức bí thư đảng ủy Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương và bổ nhiệm thị trưởng Thượng Hải Ứng Dũng thay thế, chỉ vài ngày sau khi bí thư đảng ủy Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc Trương Tấn và Lưu Anh Tư, chủ tịch Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc bị sa thải.

Yanzhong Huan g, thành viên cấp cao phụ trách các vấn đề y tế thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ, nhóm chuyên gia phi lợi nhuận về chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế Mỹ, cho rằng Trung Quốc cần thêm "vũ khí" để rà soát hệ thống của mình.

"Nếu chỉ nhìn vào các phần cứng, cơ sở hạ tầng, khả năng đáp ứng và giám sát sức khỏe, thì hệ thống của Trung Quốc có vẻ ổn. Nhưng năng lực của nó không chỉ phụ thuộc vào thiết bị tốt hay toà nhà mới mà còn là vấn đề nhân sự, các quy tắc, phương thức và tổ chức, cũng rất cần cho hoạt động của hệ thống", Huang nói.

Chuyên gia này cho rằng các hệ thống ở địa phương Trung Quốc có thể bị quá tải trong một đợt bùng phát dịch bệnh lớn và hệ thống ứng phó khẩn cấp cần phải chuẩn bị cho khả năng đó. Các vấn đề trong kết nối thông tin giữa cơ quan y tế địa phương và chính phủ, giữa các cơ quan y tế và lãnh đạo trung ương cũng có thể làm chậm phản ứng chính thức.

Huang chỉ ra có hai vấn đề ở Trung Quốc là "thiếu minh bạch và thiếu hành động".

"Để sửa chữa điều đó, phải xem xét một số thay đổi về cấu trúc trách nhiệm ở cấp cao và cả lo ngại với ổn định chính trị xã hội", ông nói, thêm rằng nếu không cải cách kịp thời những vấn đề trên, có thể bị lặp lại cùng một lỗi.

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc hôm nay cho hay cả nước ghi nhận thêm 143 ca tử vong và 2.641 trường hợp nhiễm bệnh, đưa số người chết tại Trung Quốc đại lục lên 1.523 và số người nhiễm bệnh lên 66.492. Toàn thế giới hiện có 67.100 trường hợp nhiễm bệnh, 1.526 người chết.

Bộ Tài chính Trung Quốc hôm qua công bố tăng ngân sách ứng phó virus corona lên mức 11,5 tỷ USD để cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên y tế. Mức chi này tăng 13,81 tỷ tệ (gần 2 tỷ USD) so với con số 66,74 tỷ tệ (9,5 tỷ USD) để xử lý dịch Covid-19 mà Trung Quốc đưa ra tuần trước.

Để ngăn virus lây lan, Trung Quốc áp dụng loạt biện pháp hạn chế đi lại, đồng thời hủy các sự kiện đông người và đóng cửa nhà hàng, trường học, doanh nghiệp tại nhiều địa phương trên cả nước.

Các nước có bệnh nhân nhiễm virus corona. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Các nước có bệnh nhân nhiễm virus corona. Bấm vào hình để xem chi tiết .

Mai Lâm (Theo SCMP )

Trung Quốc khởi động lại 'cỗ máy' chống dịch

Các động thái diễn ra chỉ cách nhau vài giờ ngày 13/2. Trước hết, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc thông báo có 14.840 ca nhiễm mới, gấp gần 10 lần mức tăng ngày 12/2, nguyên nhân là phương pháp tính mới đưa các ca được chẩn đoán lâm sàng vào số liệu thống kê người nhiễm virus, có nghĩa là tính cả các bệnh nhân được chẩn đoán dựa trên triệu chứng và phim chụp CT phổi mà không cần kết quả xét nghiệm axit nucleic. Trong 14.840 ca nhiễm mới, 13.332 được chẩn đoán lâm sàng.

Bệnh nhân được chăm sóc tại Vũ Hán, Hồ Bắc ngày 13/2. Ảnh: AP.

Bệnh nhân được chăm sóc tại Vũ Hán, Hồ Bắc ngày 13/2. Ảnh: AP .

Đảng Cộng sản Trung Quốc sau đó cách chức bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương, thay thế ông bằng thị trưởng Thượng Hải Ứng Dũng. Ông Tưởng là quan chức cấp cao nhất mất ghế kể từ khi dịch bùng phát.

Việc đổi cách tính được coi như bước tái khởi động, công khai những con số trước đây chưa được công bố để lãnh đạo mới của Hồ Bắc có khởi đầu mới, không dính dáng đến các vấn đề trước đó.

"Trước hết, họ cố gắng xử lý cho xong dữ liệu tồn đọng về những người chưa được xét nghiệm dù có triệu chứng", Ether Yin, từ công ty tư vấn Trivium Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết. "Việc thống kê số liệu đúng trước khi bí thư tỉnh ủy mới đến nhậm chức là rất quan trọng về mặt chính trị. Làm vậy sẽ phân định rạch ròi với các ca nhiễm xảy ra dưới sự quản lý của Tưởng Siêu Lương. Bí thư tỉnh ủy mới cần một vạch xuất phát mới".

Thay đổi được đưa ra trong bối cảnh nhiều người nghi ngờ Trung Quốc đã hạ thấp số người nhiễm nCoV trên thực tế. Áp lực càng gia tăng khi công chúng đau buồn và giận dữ vì bác sĩ Lý Văn Lượng, người cảnh báo sớm về Covid-19, qua đời.

Tuy nhiên, việc tái khởi động vấp phải sự hoài nghi trên mạng xã hội Trung Quốc, nơi người dân từ lâu đã suy đoán rằng số người nhiễm thực tế cao hơn số liệu chính thức. Nhiều người so sánh cách tiếp cận này giống như cách xử lý của một công ty đang gặp khó khăn.

"Các quan chức mới có thể bắt đầu lại từ đầu, không chịu gánh nặng từ những thất bại trước đó", một người có tên Maiti với 200.000 người theo dõi viết trên Weibo. Bài đăng đã được chia sẻ rộng rãi trước khi biến mất.

Xét nghiệm axit nucleic là cách xác định virus trong cơ thể bệnh nhân thông qua chuỗi gene, nhưng các thông tin về việc thiếu dụng cụ xét nghiệm và kết quả xét nghiệm không đáng tin cậy đã lan truyền kể từ khi bắt đầu khủng hoảng. Tại Vũ Hán, những người có triệu chứng như sốt và ho chờ đợi hàng giờ để được xét nghiệm. Những người cho kết quả âm tính với virus không được nhập viện.

Vấn đề cũng xảy ra bên ngoài Trung Quốc. Hôm 12/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết các bộ dụng cụ xét nghiệm được chuyển đến phòng thí nghiệm trên khắp thế giới vào tuần trước đã bị lỗi.

Số lượng ca nhiễm tăng đột biến có thể khiến công chúng càng tức giận đối với việc xử lý khủng hoảng của chính quyền. Trong bản cập nhật hướng dẫn điều trị ngày 5/2, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã bổ sung danh mục "các trường hợp được chẩn đoán lâm sàng", thừa nhận việc thiếu hụt thiết bị xét nghiệm axit nucleic. Tuy nhiên, Hồ Bắc không thêm hạng mục đó cho đến ngày 13/2.

Trong khi đó, Yin cho rằng thay đổi có thể giúp xóa đi hoài nghi về dữ liệu chính thức của Trung Quốc. "Nếu chính quyền sẵn sàng công bố con số tăng vọt hơn 10.000 chỉ sau một đêm, điều này thực sự cho thấy họ không che giấu số liệu", Yin nói.

Tân bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc Ứng Dũng là đồng minh thân cận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Việc bổ nhiệm quan chức thân tín vào vị trí này cho thấy ông Tập đang chịu trách nhiệm nhiều hơn trong cuộc chiến chống dịch. "Đây rõ ràng là quyết định của ông Tập", Dali Yang, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chicago, nói, nhận xét ông Tập muốn tìm đúng người để cứu vãn tình hình Hồ Bắc nói chung và Vũ Hán nói riêng.

Các quan chức địa phương thường chịu gánh nặng trong khủng hoảng. Trung Quốc đã sa thải hơn 100 quan chức, bao gồm cả bộ trưởng y tế và thị trưởng Bắc Kinh trong khủng hoảng SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) năm 2003.

Chính quyền trung ương đã cử hai quan chức cấp cao đến dẫn dắt công tác chống dịch ở Hồ Bắc và cách chức hai thành viên hàng đầu của ủy ban y tế tỉnh Hồ Bắc. Ngày 13/2, tờ China Daily đưa tin một quan chức trung ương đã khiển trách các quan chức địa phương vì không tổ chức điều trị đủ nhanh cho những người có triệu chứng.

"Đây là một bước ngoặt quan trọng của chiến dịch, chính quyền trung ương muốn thể hiện quyết tâm rằng họ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến và sẵn sàng 'thay máu' để thực hiện điều đó", Yanzhong Huang, chuyên gia từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở tại Mỹ, nói. "Đây là minh chứng cho sự quyết tâm và cũng cho thấy họ để ý đến dư luận".

"Tôi cho rằng ông Tập thay đổi nhân sự để thể hiện rằng dịch thuật ông đang kiểm soát tình hình", Sam Crane, giảng viên chính trị Trung Quốc tại Đại học Williams ở Mỹ, nói.

Phương Vũ (Theo Bloomberg/Guardian )